Lời giáo huấn của các bậc Cao tăng
Có những triết gia, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ, nhà
văn hóa, lãnh đạo tôn giáo, các bậc cao tăng thạc đức Phật giáo, mà sự
nghiệp tu hành, đạo học là tấm gương soi để hậu thế chiếu rọi, học tập
làm theo.
Nhân
dịp Xuân Giáp Ngọ 2014, xin được trích thuật lời của một số quý vị Hoà
thượng để quý vị bạn đọc cùng chiêm nghiệm, suy xét và học tập.
Các Tổ Sư, các cao Tăng Phật giáo là những vị thực tu thực chứng, có
Định có Tuệ, có kiến giải sâu sắc, có tầm nhìn thấu thị về nhiều vấn
đề, do vậy lời nói, câu chữ viết ra thành thơ, thành văn, hoặc phát biểu
nơi này nơi khác, những lúc mạn đàm, đều sâu sắc để lại dấu ấn cho
người đọc, người nghe.
Với tinh thần kính ngưỡng các vị cao Tăng, các bậc Thầy tôn kính trong Phật giáo,
cùng với tinh thần tham cầu suy ngẫm, học hỏi và chia sẻ, nhân dịp xuân
này xin dành tặng quý quý tăng, ni, phật tử và đồng bào những lời dạy
của các cao Tăng Phật giáo mà do nhân duyên những người ghi chép được
nghe trực tiếp hoặc sưu tầm từ các nguồn tư liệu.
1. Đức Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận: Đất nước Việt nam trải qua hai lần độc lập thống nhất vào năm 1945 và năm 1975, thì Phật giáo Việt Nam cũng trải qua hai lần hợp nhất vào năm 1951 và năm 1981.
Trong cả hai lần ấy, cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Thích Đức Nhuận vừa là người trong cuộc, vừa là tác nhân tạo ra lịch sử Phật giáo thành tựu.
Trong cả hai lần ấy, cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Thích Đức Nhuận vừa là người trong cuộc, vừa là tác nhân tạo ra lịch sử Phật giáo thành tựu.
Cố đức Đệ nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận. Ảnh: TGH |
Trong Đại hội Đại biểu Thống nhất Phật
giáo toàn quốc lần thứ nhất họp vào ngày 7/11/1981, ngài đã ba lần từ
chối ngôi vị Pháp chủ do Đại hội cung thỉnh. cuối cùng, trước tấm lòng
chân thành thiết tha của toàn thể Đại biểu, ngài chấp nhận sự suy tôn
ngài lên ngôi Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt nam với ba đề nghị:
a. Các trường Phật học được mở khắp cả
ba miền của đất nước: Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh có đại học
Phật giáo; mỗi tỉnh đều được thành lập Phật Học viện.
b. Người thừa kế và làm việc trong chùa cần được hợp pháp hóa.
Trụ thế 96 năm, nhập Thiền lâm 81 xuân
thu, trải qua 77 hạ lạp, Ngài từ bỏ sắc thân tứ đại, giác linh nương
thần lực Tam Bảo mà về nơi tịch tĩnh miên trường. nhưng dư hương
hoa Đàm, vầng trí, biển đức, núi công vẫn lừng lững, làm tiêu bảng,
gương sáng cho hậu thế. ngài là thạch trụ của Thiền môn, của Giáo hội và
di huấn của ngài còn mãi không phai trong lòng môn đồ, pháp quyến và
tất cả Tăng ni, phật tử Việt nam: “Phật giáo Việt Nam có tồn tại và duy
trì hay không là tùy thuộc ở yếu tố con người, tùy thuộc ở chúng ta. Chư
vị Hòa thượng, Thượng tọa, Tăng Ni phật tử phải ý thức về trách nhiệm
lớn của mình đối với Đạo pháp và Dân tộc, làm sao cho pháp âm của đức
Phật mãi mãi vang lên vì hạnh phúc và an lạc của mọi loài”.
Đức Đệ nhị Pháp chủ GHPGVN - cố Trưởng lão HT.Thích Tâm Tịch và Hoà thượng Thích Phổ Tuệ |
2. Đức Đệ nhị Pháp chủ GHPGvN - Cố Trưởng lão HT.Thích Tâm Tịch: Trụ thế 90, nhập Thiền lâm 76 xuân thu, trong suốt cuộc đời tu hành
và hóa đạo, dù ở cương vị nào, Đại lão Hòa thượng luôn luôn thể hiện
tâm đức của người con Phật “xuất trần thượng sĩ”, hành trì Giới - Định -
Tuệ, chú tâm tỉnh giác, thu nhiếp tam nghiệp Thân - Khẩu - Ý… phụng sự
trang nghiêm Tam Bảo.
Thường nhật, ngài rất ít nói, luôn
kiên định, thầm lặng suy tư tìm những phương pháp thích nghi, góp ý chỉ
đạo, khuyến tấn tứ chúng thực hiện những định hướng của Giáo hội đã vạch
ra để phụng sự “Đạo pháp và Dân tộc”. ngài thường khuyên dạy tín đồ
Phật tử rằng: “Mọi việc chúng ta làm là đều nhằm góp phần làm cho Phật
pháp ngày thêm ngời sáng, tỏ rạng viên minh; đồng thời điểm tô tấm gương
đại từ đại bi của đức Phật ngày càng tươi đẹp hơn trong tâm trí và cuộc
sống nhân sinh”.
3. Đức Đệ tam Pháp chủ đương nhiệm Pháp chủ GHPGNN - Hoà thượng Thích Phổ Tuệ: Ngài xuất gia
vào năm 5 tuổi, 18 tuổi thọ Sa di giới, 20 tuổi thọ Đại giới Tỷ khiêu
và Bồ tát giới tại Giới đàn Viên minh với các Sư tổ Tế Xuyên, Đào
Xuyên, Vĩnh nghiêm, Bồ Đề, Đa Bảo và Viên Minh. Ngài đã đi tham học ở
hầu khắp các tổ đình miền Bắc. Ngài là người truyền thừa chính thống
của sơn môn Đa Bảo (một trong ba sơn môn lớn nhất Bắc Việt đương thời:
nhất Đọi, nhì Đa, thứ ba Khê Hồi) và kế thừa duy nhất di sản của Viên
minh Pháp hội Đạo tràng - “Học viện” nổi tiếng, kéo dài trong 12 năm
liên tục (1913 - 1915) do Đại Pháp sư nguyên uẩn sáng lập và chủ trì.
Từ sau khi thọ Đại giới, trong hơn 50
năm (1935 - 1987), Đức ngài ẩn tu, nghiêm trì mật hạnh, sống đời sống
thanh đạm ở nơi thôn dã, trực tiếp cày cấy, “buông tay cày cầm tay bút”,
sinh sống bằng nghề nông.
Ngày 14/12/2007 Đại hội kỳ VI GHPGVN
đã suy tôn Đức ngài lên ngôi vị Đệ tam Pháp chủ. Tính đến nay, trong
suốt quãng đời tu hành hơn 90 năm, ngài luôn tuyên dương chính pháp ở
mọi nơi, mọi lúc khi có thiện duyên. Và ngài cũng thường tuyên thuyết
với các bậc tu hành rằng: “Căn bản và đầu tiên của nghệ thuật trụ trì là
phải gương mẫu. Gương mẫu trong lời nói, việc làm, nhất là việc làm:
ban vui cứu khổ, tha thứ, bao dung, chịu thương chịu khó, cần cù, giản
dị, tiết kiệm, trường trai giữ giới, thanh tịnh là những điều không bao
giờ cũ. Có vậy thì khi mang chân lý nhà Phật ra thuyết giảng người ta
mới nghe, mới theo.”
Hòa thượng Thích Trí Thủ: “Những gì chúng tôi làm cho Phật giáo cũng có nghĩa là làm cho dân tộc, những gì chúng tôi làm cho dân tộc cũng có nghĩa là làm cho Phật giáo”.
Hòa thượng Thích Trí Thủ: “Những gì chúng tôi làm cho Phật giáo cũng có nghĩa là làm cho dân tộc, những gì chúng tôi làm cho dân tộc cũng có nghĩa là làm cho Phật giáo”.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn:
“Chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo Việt Nam nên mở các khóa dạy cho tăng,
ni, và cả những phật tử nòng cốt nữa về ý thức chính trị. Không có ý
thức về chính trị, không hiểu biết về chính trị, quý tăng, ni, phật tử
sẽ rất dễ rơi vào trường hợp nhận giặc làm con, dễ rơi vào cái bẫy người
ta (ngoại đạo) giăng ra, mình nhảy lọt thủm vào, táng thân mất mạng”
Hòa thượng Thích mãn Giác: “Dù đạo Phật
có thể là một phương thuốc của thời đại, nhưng chúng ta cũng đừng quên
những biến động chính trị và tôn giáo đang xảy ra ở Thái Lan, Sri
Lanka, Miến Điện và Népal là những xứ mà đạo Phật là tuyệt đại đa số,
để thấy rằng muốn cho đạo Phật trở thành phương thuốc hòa bình thì
người phật tử phải tinh tấn cảnh giác và cố gắng nhiều hơn nữa...”
“Kiên trì và tinh tấn bám sát con đường Đấng Từ Phụ đã đi...”.
“Phật đích thân đến với quần chúng chứ không ngồi đợi quần chúng tìm đến Phật...”
Hòa thượng Thích Trí Quảng:
“Chúng tôi nguyện đem xương máu trang trải cho Phật pháp, và nếu chết
là chết như cái chết của chân lý trước bạo lực, chứ không phải bạo lực
này chết vì kém bạo lực khác“.
Hòa thượng Thích Thiện Duyên: “Phật
giáo Việt Nam không có gươm đao súng đạn, không có cơm áo gạo tiền mà
vẫn tồn tại đến ngày nay, dù gặp không ít trở lực, đó là nhờ tinh thần
gắn bó và phục vụ dân tộc, phục vụ chúng sinh. Từ bao đời, người Việt đã
không tách biệt đâu là văn hóa dân tộc, đâu là văn hóa đạo Phật. Đạo
Phật với dân tộc Việt Nam nhập thành một, cùng vui cùng khổ. Do vậy,
chúng ta càng phải phát huy hơn nữa tính gắn bó ấy. Hãy dạy dỗ cho đàn
em chúng ta hiểu sâu sắc điều này, nếu tách rời đạo Phật ra khỏi dân tộc
thì đạo Phật sẽ không có đất đứng. Phải biết rằng đất nước hưng thì đạo
Phật mới thịnh, và ngược lại”.
Hòa thượng Thích Trí Thủ:
“Trong phạm vi Phật giáo, nhiệm vụ bất di bất dịch của cấp lãnh đạo là
thừa kế Tổ đạo, truyền trì giới luật, hướng dẫn Tăng đồ và Tín đồ về mặt
tinh thần, trụ trì
các tự viện thuộc hệ thống của Giáo hội. Công tác lãnh đạo còn gồm cả
việc gây giống ươm mầm, un đúc Tăng tài, để thừa kế Tổ đạo trong ngày
mai”.
Hòa thượng Thích Đổng Minh:
“Tiền như rắn độc, các ông hãy cẩn thận. Giờ nào việc nấy, chỗ nào vật
ấy. Một điều nữa, sau khi tôi mất, tôi thích nằm nghiêng bên phải, các
Thầy nên để như vậy. Không nên xây tháp, để tiền đó ấn tống Kinh sách, cúng dường các chùa. Hãy cố gắng tinh tấn, tinh tấn”.
Hòa thượng Thích Thiện Siêu: Khi
được hỏi: “Là người giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội, công
tác giáo dục Tăng Ni và hoạt động xã hội, nhưng những công trình của HT
vẫn xuất hiện đều đặn, vậy HT sắp xếp công việc trong một ngày như thế
nào?” ngài đã trả lời:
“Sáng sớm, sau thời tịnh niệm, tôi tập
thể dục, vệ sinh cá nhân, uống nước rồi lên chánh điện tụng kinh. Sau
đó thì dùng điểm tâm và bắt đầu công việc thường ngày. Nếu không có công
việc Giáo hội hay giờ dạy cho Tăng Ni tại Học viện thì tôi ngồi dịch
suốt ngày, chừng nào mệt thì nghỉ. Có việc gì thật cần thiết tôi mới đi
ra ngoài, nhờ vậy mà thời gian gần đây tôi mới dịch được mấy bộ luận
trên. Làm việc, theo tôi cốt ở sự chuyên tâm và đều đặn, nếu chuyên cần
thì mọi việc rồi sẽ có kết qủa tốt”.
Hòa thượng Thích Đức Niệm:
“Trải dòng đời năm tháng, nay tuổi đã 61, sống khắp nơi và tiếp xúc đủ
hạng người, nhìn rõ sự vật , giáo lý đức Phật đã nung đúc tạo cho kiến
thức nhận xét chính xác mình, người, vạn vật, và cuộc đời. Bây giờ tự
tại trong tịnh thất, chẳng còn vướng bận thịnh suy, hơn thiệt. Tất cả là
giả huyển. Nhìn rõ và thể nhập giả huyển của vạn vật bằng tâm chứ không
bằng ngôn ngữ văn tự”.
Hòa thượng Thích Giác Ngộ:
“Tôi muốn các chùa ở vùng sâu vùng xa, xây mới, trùng tu trước, chùa
Tỉnh hội nơi tôi đang trụ trì trùng tu sau. Bởi vì nếu tôi trùng tu
trước, tôi kêu gọi các giới Phật tử sẽ hưởng ứng đông đảo, đóng góp
nhiều, do vậy khi các chùa vùng sâu vùng xa kêu gọi đóng góp trùng tu
xây dựng sẽ gặp khó khăn. Các giới phật tử và các nhà hảo tâm hiến cúng
ít lại, do vậy các công trình trùng tu xây dựng chùa ở vùng sâu vùng
xa khó hoàn thành. Chính vì lý do đó cho nên tôi chưa có ý định trùng tu
chùa Tỉnh hội”.
Hòa thượng Thích Bửu Huệ:
“Người xuất gia học đạo, không khác gì một lương tướng xông vào trận
giặc, đánh dẹp hiên ngang, trước hết phải tinh thuần võ nghệ. Ðược như
thế, thì cách vãn hồi an ninh trật tự cũng không khó.
Trọng trách của người độ hóa quần
sinh, cần phải giải thoát chính mình làm trước. Cho nên việc nhập thất
tịnh tu, là một pháp môn thiết yếu trong nhiều pháp môn”.
Hòa thượng Thích Thuyền Ấn:
Hòa thượng Thích Thuyền Ấn:
“Hãy đứng dậy dấn thân tiến lên mãi
Tăng, ni đâu? Hòa hợp chung một lòng
Phật tử đâu? Đoàn kết dựng non sông
Đem Chính pháp tô thắm quê hương Việt”.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 năm 2014, Xuân Giáp Ngọ
Không có nhận xét nào